Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.
Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp, hỏi thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Đây là một ngày lễ rất quan trọng với người Việt, bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết, những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm mới may mắn, bình an.
1. Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.
Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.
Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, mong muốn sang năm mới sẽ ngày càng hòa thuận, hạnh phúc hơn. Sau nghi lễ tế ông Công ông Táo về trời cá chép được mang đi phóng sinh, cũng có gia đình không dùng cá chép thật, họ sử dụng cá chép bằng giấy sau đó hóa cùng mũ áo.
2. Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét.
Ở miền Nam thì có bánh tét, bánh có hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông, tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh, bánh tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt.
Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không thể thay đổi được trong nét đẹp văn hóa những ngày Tết, gia đình nào cũng phải gói cho mình vài chục chiếc bánh để thờ cúng tổ tiên, tặng bạn bè, người thân hay ăn vào dịp Tết. Lúc gói bánh chưng chính là lúc nhớ về nguồn cội của mình, mọi người có thêm thời gian quây quần bên nhau, kể chuyện về một năm cũ đã qua và hy vọng về một năm mới vuông vức tràn đầy, những chiếc bánh bánh tét càng tròn, bánh chưng càng vuông thì năm mới càng đầy đủ, sung túc, thành công.
3. Làm lễ cúng tổ tiên
Theo phong tục của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà, tùy vào từng gia đình mà có cách trang trí và sắp đặt khác nhau. Cứ đến cuối năm, mỗi gia đình đều lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đón Tết, sau đó đến chiều 30 tháng Chạp, thức ăn và trái cây được xếp lên bàn thờ dâng lên ông bà tổ tiên để mong ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình
Đây cũng chính là việc làm thể hiện giá trị nhân văn, đạo đức, lối sống của người Việt, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn đạo lý của gia đình, lối sống uống nước nhớ nguồn, không được quên nguồn gốc tổ tiên.
4. Chơi hoa và bày mâm ngũ quả
Đối với người Việt Nam, việc thưởng thức vẻ đẹp của hoa, thú chơi hoa tao nhã ngày Tết cũng là một nét đẹp văn hóa từ lâu. Có hai loài hoa tượng trưng trong dịp Tết, đó là hoa đào ở miền bắc và hoa mai ở miền nam. Hầu như gia đình nào cũng sẽ sắm cho mình một cây mai, cây đào để tô điểm thêm cho căn nhà. Ngoài ra, các loại cây cho trái cũng được dùng để trang trí làm đẹp cho không gian Tết như: cây quất cảnh, quýt cảnh, bưởi tạo hình,..
Bên cạnh việc chơi hoa, gia đình người Việt còn bày trí mâm ngũ quả trên bàn thờ. 5 loại quả theo quan niệm của người xưa là ngũ hành tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi với mong muốn cho một năm mới ăn nên làm ra, nhiều tài lộc, thành quả tốt và con cháu đầy đàn.
5. Lễ đón Giao thừa
Lễ đón giao thừa, hay đêm giao thừa, là khoảnh khắc quan trọng và truyền thống trong lễ kỳ Tết Nguyên Đán của người Việt Nam.
Là ngày cuối cùng của năm, nên gia đình thường tụ tập để chuẩn bị cho lễ đón giao thừa. Bàn ăn được dọn sạch sẽ và trang trí đẹp mắt với những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, và các món ngon khác. Đèn lồng rực rỡ, cây mai và đào được đặt ở mọi góc nhà, tạo nên không khí tươi mới và tràn đầy hy vọng. Khi đồng hồ chạm mốc 12 giờ đêm, không khí trở nên rộn ràng với âm nhạc, tiếng hò reo, và tiếng pháo hoa. Mọi người cùng xem bắn pháo hoa và gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới.
6. Chúc Tết và lì xì đầu năm
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết.
Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn, bình an, sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ nhật, bên trong đựng những đồng tiền mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng được đạt được nhiều may mắn, thành công.
Tết là mở đầu của một năm mới, bởi vậy ai cũng mong mình sẽ đạt được những điều may mắn trong năm tới, do đó có những phong tục ngày Tết dường như đã ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt, trở thành một phần không thể thiếu, thành một thói quen trong văn hóa của người Việt, nó cũng chính là truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng và làm theo.
Nguồn: Sưu tầm Internet
--------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH DV TM SX ASIA VINA
Hotline: 0938.709.679
Zalo hotline: 0789.709.679
Địa chỉ: 329 Trường Chinh - Phú Mỹ - BRVT
Văn Phòng: 62A Phạm Ngọc Thạch - P6 - Q3 - TP HCM
Website: www.asiavina.net
Email: info@asiavina.net
#congtysukien #tochucsukienvungtau #tochucsukienphumy #chothueamthanhanhsang #teambuilding #asiavina #tochuckhaitruong #tochucdongtho #chothuesankhau #cungcapnhansusukien #tochuchoithao #tochuchoinghi #inanquangcao #ledquangcao #bienvayquangcao #bienhieuquangcao #lechucmung #manhinhled #led #manledsukien #yep #tatnien #tatnien2024