Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác. Có thể hiểu agency một cách đơn giản là một đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị, quảng cáo cho những công ty khác một cách chuyên nghiệp. Trong 4P của Marketing ( Product – Price – Place – Promotion) thì các công ty sản xuất thường sẽ tập trung vào 3P đầu là Sản phẩm – Giá cả – Phân phối) và chữ P cuối (Chiêu thị) sẽ thuê những công ty agency làm.
Agency là gì? Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác. Có thể hiểu agency một cách đơn giản là một đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị, quảng cáo cho những công ty khác một cách chuyên nghiệp. Trong 4P của Marketing ( Product – Price – Place – Promotion) thì các công ty sản xuất thường sẽ tập trung vào 3P đầu là Sản phẩm – Giá cả – Phân phối) và chữ P cuối (Chiêu thị) sẽ thuê những công ty agency làm.
Vậy mục đích của việc thuê các công ty agency này là làm gì?
Đó chính là nhằm chuyên biệt hóa bởi các công ty sản xuất chỉ hiểu rõ nhất về sản phẩm sản xuất của họ và đương nhiên sẽ chịu trách nhiệm là những vấn đề liên quan đến sản phẩm. Và họ thuê những công ty agency với kỳ vọng sẽ làm ra những chiến lược, chiến dịch truyền thông thu hút nhiều người biết đến sản phẩm của họ hơn.
Lúc này lại phát sinh ra một câu hỏi: Công ty sản xuất bỏ tiền ra làm quảng cáo truyền thông để làm gì trong khi họ cũng có thể tự làm?
Để trả lời được câu hỏi này thì ta phải nhìn lại những chặn đường phát triển của Marketing. Từ lúc ban đầu chưa ai biết đến về Marketing, các công ty sản xuất đều có quan niệm rằng “Hữu xạ tự nhiên hương” tức sản phẩm tôi tốt, sản phẩm tôi chất lượng thì tự nhiên sẽ có khách hàng đến mua. Và cho đến khi mọi người đều biết đến Marketing, các sản phẩm trên thị trường cũng nhiều hơn thì mục tiêu của họ là “nói những gì tôi có” làm cho mọi người biết đến sản phẩm của mình, nói theo thuật ngữ marketing là để “tăng nhận thức”.
Nhưng khi sản phẩm trên thị trường ngày càng nhiều và ngày càng cạnh tranh hơn trên thị trường thì họ phải nói rõ “sự khác biệt” trong sản phẩm của mình với những sản phẩm khác. Và khi thị trường lẫn người tiêu dùng đều phức tạp như ngày nay thì các công ty agency được định nghĩa là: “những công ty dùng ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc về phạm trù nhận thức/quan điểm ngăn cản người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm”. Nói ngắn gọn, sự ám ảnh của công ty agency vỏn vẹn trong 2 vấn đề “ý tưởng sáng tạo” và “người tiêu dùng”.
Để có thể làm việc tại công ty Agency cần có 5 kỹ năng cần thiết sau:
“Chúng ta không thể sáng tạo nhiều hơn những gì chúng ta sống được”. Những sản phẩm được các công ty sản xuất làm ra để giải quyết những nhu cầu trong cuộc sống thì truyền thông cũng vậy. Hãy quan sát nhiều hơn vì đó chính là những nguồn cảm hứng dồi dào để sáng tạo.
Một người làm agency luôn phải có một câu hỏi “Why?”. Khi quan sát các sự việc, sự vật xung quanh thì hãy đặt câu hỏi tại sao nó lại như vậy, nguyên nhân sâu xa của nó là ở đâu? Khi đã thực sự thấu hiểu được bàn chất của mọi sự vật, sự việc thì từ đó mới có thể sáng tạo.
Mục đích cuối cùng của truyền thông là giải “quyết vấn đề”. Để giải quyết được và ra được một kết quả như mong muốn thì suy nghĩ logic là việc không thể thiếu.
Một người làm về truyền thông mà thiếu kỹ năng truyền đạt thì suy nghĩ của mình còn nói không xong làm sao mà thuyết phục giùm thương hiệu của khách hàng đến với người tiêu dùng được?
Để có được những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời thì không thể thiếu một tập thể từ creative, planner, desgin… Không ai có thể tự làm một mình trong công ty quảng cáo cả.
Các vị trí công việc trong công ty Agency
Copywriter là người đóng góp ý tưởng, ngôn từ và viết nội dung quảng cáo như những câu slogan, tiêu đề, tagline, catalogue… Họ được coi là những người “gọt chữ”, chọn lọc ra những từ ngữ nhằm miêu tả sản phẩm, dịch vụ một cách hấp dẫn nhất, thu hút người xem.
Designer là người thiết kế tạo ra những sản phẩm cuối cùng để in ra, xuất bản. Họ là người truyền tải những nội dung của Copywriter thành những hình ảnh, cách sắp xếp bố cục sao cho bắt mắt và giúp cho các mẫu quảng cáo thể hiện được một cách ấn tượng nhất, đặc sắc nhất.
Photographer là người chụp các bức ảnh để cac designer sử dụng trong việc minh họa hình ảnh trong các bài quảng cáo.
Film Director là đạo diễn – người trực tiếp chỉ đạo quay các TVC quảng cáo cho khách hàng.
Media Planners là người lập kế hoạch truyền thông, hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu quảng cáo của họ
Vai trò chính: phân tích khách hàng mục tiêu, tìm hiểu về xu hướng thị trường và hiểu biết động lực của người tiêu dùng…
Media Buyers/ Booking là người thực hiện truyền thông, liên hệ với kênh báo, đài, truyền hinh, thương lượng với các chủ sở hữu
Nhiệm vụ chính: là đàm phán về giá cả và vi trí để đảm bảo giá trị tốt nhất
Họ là người trung gian kết nối Agency với những khách hàng của họ (Client). Công việc chính của họ là xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, sắp xếp các cuộc hẹn của Agency và Client, tính giá cho mỗi dự án khi hợp tác với Client, kiểm tra thành phẩm trước khi giao hàng cho Client…
Account Manager là người cùng với Copywriter, Art Director đi gặp khách hàng, nhận bản yêu cầu từ khách hàng và gửi lại bản yêu cầu đó cho các thành viên khác.
Trên đây là những công việc tiêu biểu, ngoài ra, tùy mỗi Agency mà có những vị trí và chức danh khác nhau. Tuy vậy, trên thực tế khi Agency ký kết dịch vụ trọn gói với khách hàng của họ, có thể xảy ra trường hợp Agency này lại ủy thác cho Agency khác. Vì thế, khó có thể tránh được việc sứt mẻ hoặc hiểu sai ý tưởng truyền đạt trong quá trình chuyển giao như vậy.
Cùng với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi phải có nhiều mẫu quảng cáo hơn thì các Agency mọc lên ngày càng nhiều tạo nên sự cạnh tranh khá gay gắt. Tuy vậy, các Agency có năng lực thực sự, nghiêm túc và tâm huyết với nghề sẽ khẳng định bản thân và phát triên mạnh mẽ trong tương lai.
Nguồn: ST