Post-holiday blues dịch ra tiếng Việt là “hội chứng hậu nghỉ lễ”. Cảm giác này xuất phát từ sự luyến tiếc.
1. Post-holiday blues là gì?
Post-holiday blues dịch ra tiếng Việt là “hội chứng hậu nghỉ lễ”. Cảm giác này xuất phát từ sự luyến tiếc. Đó là những giây phút nghỉ ngơi thoải mái, vô lo mà tận hưởng cuộc sống. Thế rồi bất chợt, ta phải quay trở lại guồng quay áp lực. Công việc vẫn tiếp tục, nhưng người thực thi trong tâm thế uể oải và dễ bị sao lãng.
2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng Post-holiday blues là gì?
Căng thẳng, trầm cảm, sự sụt giảm tinh thần là những dấu hiệu nhận biết của Post-holiday blues. Điều đáng nói ở đây, Post-holiday blues có những dấu hiệu giống chứng lo âu. Ngoài ra, post-holiday blues còn có những biểu hiện giống chứng rối loạn lưỡng cực. Tiếng Anh của hội chứng này được gọi là Bipolar Disorder.
3. Nguyên nhân của hội chứng Post-holiday blues là gì?
Post-holiday blues thường dễ xảy ra sau những ngày nghỉ lễ dài. Với người Việt Nam, việc này thường diễn ra sau Tết Nguyên Đán hoặc Lễ Quốc Khánh.
Với tâm lý “vui chơi buông lơi ngày tháng” khiến chúng ta thường thức khuya. Việc này khiến chúng ta dậy trễ, gây ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học thường ngày. Điều này khiến cơ thể chúng ta luôn trong trạng thái mệt mỏi và chậm chạp.
4. Những Cách Thoát Khỏi hội chứng Post-holiday blues
Sau dịp tết Nguyên Đán 2023, nhiều người có cảm giác chán nản khi phải quay lại nơi làm việc sau những ngày nghỉ. Hội chứng này gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ công việc của nhiều nhân viên văn phòng. Nhiều người thừa nhận không biết bắt đầu từ đâu và loay hoay với kế hoạch công việc ngày đầu năm mới.
Laith Masarweh, CEO công ty cung cấp trợ lý ảo Assistantly, khuyên người lao động không nên quá buông thả hoặc tự tạo áp lực cho bản thân trong thời gian này.
Để giúp các nhân viên nhanh chóng lấy lại tinh thần và bắt đầu tuần làm việc mới, giám đốc điều hành Laith đã đưa ra một số gợi ý để bản thoát khỏi dư âm lễ hội khi trở lại văn phòng.
- Thức dậy sớm:
Những kỳ nghỉ dài ngày là dịp hiếm hoi trong năm để người lao động được nghỉ ngơi, họ có thể thoải mái ngủ nướng mà không sợ trễ giờ làm. Điều này dần dần trở thành thói quen và gây ra các tình trạng ngủ muộn trong những ngày làm việc đầu tiên.
Để bắt đầu một năm làm việc thuận lợi, bạn cần thức dậy sớm. Nếu có thể hãy thử chạy bộ, tập thể dục trong phòng tập hoặc tại công viên gần nhà. Khi vận động vừa đủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng dồi dào, hứng khởi.
Còn trong trường hợp không thích tập luyện vào buổi sáng, bạn hãy thử hồi thiền 5 phút. Hoạt động này có tác dụng giải phóng endorphin (hormone tạo cảm giác sảng khoái).
- Giảm sự kỳ vọng
Jâlie Cohen, người đứng đầu bộ phận tài năng toàn cầu và là phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Adecco (Thụy Sĩ), nói rằng khi nhìn thấy hàng loạt email chưa xử lý, nhiều người nảy sinh cảm giác lo lắng, sợ hãi. Họ ái ngại với việc phải giải quyết những vấn đề đã tồn đọng từ trước và trong kỳ nghỉ lễ.
Trong lúc này, biện pháp phù hợp nhất là giảm kỳ vọng cho công việc, đồng thời cho phép bản thân có thời gian ngắn để xử lý công việc còn tồn đọng. Để giải quyết công việc tốt hơn, bạn cần trao đổi cụ thể với sếp và đồng nghiệp về số lượng cuộc họp có thể tham gia và trách nhiệm có thể nhận.
Khi đã biết chính xác khả năng của bản thân, bạn sẽ không gây thất vọng cho cộng sự hoặc rơi vào cảm giác kiệt sức vì quá tải ngày đầu năm mới.
- Dành thời gian giải trí
Bạn không thể ép bản thân lập tức quay lại với guồng công việc bận rộn ngay sau kỳ nghỉ lễ dài nhất năm.
Để cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, các chuyên gia lĩnh vực nhân sự khuyên bạn nên dành thời gian giải trí. Dù mùa lễ hội đã kết thúc, bạn vẫn có thể sắp xếp những buổi gặp gỡ bạn bè, ăn tối cùng đồng nghiệp.
Những sự kiện này sẽ giúp chúng ta có cảm giác háo hức, mong chờ. Sự chán nản, uể oải tạo văn phòng cũng dần biến mất.
Sự trì trệ sau kỳ nghỉ lễ là điều khó tránh khỏi, nhưng nếu vẫn cảm thấy buồn bã trong thời gian dài, bạn nên xem xét lại công việc hiện tại. Môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, lương thưởng mới là vấn đề thực sự khiến bạn mất đi hứng thú quay trở lại. Khi đó, bạn có thể cân nhắc thay đổi công việc trong năm mới.
Sau tết Nguyên Đán 2023, có lẽ sẽ rất nhiều người mắc hội chứng post-holiday blue đúng không nhỉ? Tôi lướt MXH và thấy rất nhiều bài chia sẻ về việc chán phải quay trở lại công ty làm việc sau tết, có nhiều bài đăng còn có cả caption muốn xin thôi việc. Nhưng đừng lo, những hội chứng này chỉ tồn tại trong những ngày đầu quay lại làm việc sau một khoảng thời gian khá hưởng thụ, bạn sẽ nhanh quay về đúng quỹ đạo khi trở lại về lối sinh hoạt khoa học như ban đầu.