Từ xa xưa, là một nước nông nghiệp Á Đông, người Việt đã tính toán thời gian sinh hoạt và sản xuất theo quy luật tròn khuyết của Mặt Trăng. Chính vì thế, các tập tục, lễ hội truyền thống Việt Nam cũng sớm được chọn mốc thời gian theo âm lịch. Trong đó, hai mùa xuân hạ đầu năm với tiết trời trong trẻo, ấm áp, hoa trái nở rộ, mùa màng bội thu cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn. Đó là dịp để bà con nhớ về cội nguồn, nguyện cầu bình an và thả hồn vào những hội hè đặc sắc nhất của địa phương mình.
Từ xa xưa, là một nước nông nghiệp Á Đông, người Việt đã tính toán thời gian sinh hoạt và sản xuất theo quy luật tròn khuyết của Mặt Trăng. Chính vì thế, các tập tục, lễ hội truyền thống Việt Nam cũng sớm được chọn mốc thời gian theo âm lịch. Trong đó, hai mùa xuân hạ đầu năm với tiết trời trong trẻo, ấm áp, hoa trái nở rộ, mùa màng bội thu cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn. Đó là dịp để bà con nhớ về cội nguồn, nguyện cầu bình an và thả hồn vào những hội hè đặc sắc nhất của địa phương mình.
Lễ hội Đua thuyền Đuôi én
Năm 2018 là năm thứ 4 Lễ hội Đua thuyền Đuôi én được tổ chức tại xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Vào ngày đầu tiên của năm dương lịch, người dân địa phương, khách du lịch và các đội đua thuyền quy tụ về đây giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường mối đoàn kết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phục hồi môn đua thuyền truyền thống của vùng sông suối.
Lễ hội Đua thuyền Đuôi én thể hiện nét đẹp khoẻ khoắn, cường tráng của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên và làm chủ cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động được tổ chức như giao lưu văn nghệ, thi đấu các môn thể thao dân tộc như tung còn, cà kheo, đẩy gậy… và tổ chức một số gian hàng trưng bày các mặt hàng thủ công truyền thống.
Lễ hội Căm Mường
Vùng miền núi phía Bắc là khu vực có nhiều lễ hội truyền thống Việt Nam nhất. Từ đầu tháng Giêng cho đến mùng 3 tháng 3 âm lịch, người dân tỉnh Lai Châu lại tổ chức lễ hội Căm Mường để bà con dân bản dâng lễ vật cầu khấn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối, thần rồng, phù hộ cho bản làng được ăn nên làm ra, điều lành ở lại, điều dữ mang đi. Bên cạnh đồ ăn, thức uống, lễ vật dâng lên còn có 18 con thuyền giấy màu xanh lá và màu vàng, đại diện cho những cánh rừng bạt ngàn và những ruộng lúa chín thơm của sự no ấm, sung túc.
Lễ hội Căm Mường là một lễ hội truyền thống Việt Nam có phần lễ với những thủ tục dâng lễ vật trang trọng và phần hội với âm nhạc từ khèn và nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Mọi nét đẹp của con người và văn hoá Lai Châu đều được thể hiện trọn vẹn trong lễ hội Mường Căm thiêng liêng và thần bí.
Tết nhảy
Tết nhảy hay “Nhiang chằm Ðao” là nghi lễ cúng Bàn Vương thủy tổ của dân tộc Dao diễn ra bắt đầu từ rằm hoặc 25 tháng chạp, khi chỉ trước Tết Nguyên đán một hôm. Lễ hội này tổ chức ở nhiều vùng trong cả nước như Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa hay Ba Vì (Hà Nội).
Theo truyền thuyết, trong chuyến di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng trôi dạt trên biển mà chẳng tới bờ, bất ngờ đoàn thuyền gặp bão, tính mạng bị đe dọa. Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua kiếp nạn, vào đến đất liền an toàn hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau, các họ người Dao, kể cả Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt đều tổ chức Tết nhảy để tạ ơn tổ tiên. Tuỳ vào điều kiện kinh tế, người Dao vài năm mới tổ chức tết nhảy một lần nhưng không lâu quá 12 năm, vì như thế là vong ân, bội nghĩa với đất trời.
Không cà kê chén rượu, cũng không lai rai khách sáo, bữa cơm Tết với thịt và rượu nhanh chóng kết thúc để người dân được đến với nghi thức nhảy múa tri ân. Khi tiếng trống, kèn, chuông đồng vang lên là lúc bước chân của những người đàn ông Dao nhún nhảy say sưa theo điệu nhạc, mở ra những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc nhất trong năm.
Lễ hội Cầu ngư
Sau 3 hồi trống đại vang lên, ngày 12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế lại tổ chức lễ hội Cầu ngư và nghi lễ xuất quân đánh bắt cá. Mỗi 3 năm tổ chức 1 lần, lễ hội Cầu ngư được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn ông Trần Quý Công, người đã khai canh, lập làng cùng các bậc tiền nhân. Phần lễ tái hiện một cách sinh động và hài hước về cuộc sống của người dân vùng biển với ý nghĩa cầu sóng yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy ghe và ngư dân an bình.
Lễ hội Đống Đa
Mùng 5 Tết, người dân Hà Thành lại hướng về quận Đống Đa để tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn của vua Quang Trung. Phần lễ được tổ chức trang trọng với rừng cờ, tàn, tán, lọng, kiệu rực rỡ từ đình Khương Thượng về gò Đống Đa. Điểm nhấn chính là phần rước “Rồng lửa Thăng Long”, biểu tượng chiến thắng của toàn dân tộc thời bấy giờ.
Bãi rộng trước gò còn là nơi diễn ra phần hội với các trò chơi dân gian, đua tài, đua trí và các màn biểu diễn văn nghệ trong trang phục sặc sỡ, tươi vui.
Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương diễn ra tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội từ mùng 6 Tết kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và kéo dài nhất Việt Nam. Khi cửa rừng Hương Sơn mở ra, hoa nở trắng núi đồi, mây và sương sớm hoà quyện làm một, hàng ngàn người lại chuẩn bị hành hương, lễ Phật cầu bình an nhân dịp đầu xuân.
Quần thể chùa Hương gồm bến Đục, suối Yến, đền Trình, núi Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, động Hương tích, suối Giải Oan, đền Cửa Vòng, chùa Cả và nhiều di tích tâm linh khác. Đây cũng là địa danh tương truyền Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành nên rất linh thiêng, kèm theo cảnh sắc sông, núi, mây trời mờ mờ, ảo ảo trong tiết đầu xuân. Chính vì thế, không có năm nào, lễ hội Chùa Hương lại không đông đúc, nhộn nhịp.
Hội Gióng đền Sóc
Cứ độ mồng 6 đến mồng 8 tháng Giêng, Hội Gióng đền Sóc – một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam đặc sắc lại rộn ràng tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, một trong những lễ hội lớn nhất vùng Châu thổ Bắc Bộ. Thánh Gióng quen thuộc trong truyền thuyết gắn với tuổi thơ của bao người. Ngày nay, Ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân.
Vật tế lễ được chuẩn bị rất công phu, nhất là việc đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc). Phần hội tiếp sau đó rất náo nhiệt với 2 hoạt động là tục “cướp hoa tre” cầu may và tục chém “tướng” (giặc) được diễn xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ.
Hội xuân Yên Tử
Từ mồng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, trong tiết xuân sang, du khách thập phương lại tấp nập về Hội xuân Yên Tử lễ Phật, du xuân và tri ân công Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ Thiền Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân.
Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông hóa Phật, khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật Việt Nam, một dòng Thiền có một không hai trên thế gian, hội tụ ba yếu tố con người hiện thực, hướng thượng và nhập thế để sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật của Việt Nam.
Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giờ đây trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến vãn cảnh sơn thuỷ hữu tình.
Hội Lim
Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng, một lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh và nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ, điển hình cho dân ca trữ tình Bắc bộ.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội đối đáp giữa các làng, một phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim, từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.
Đến với Hội Lim là đến với một trời âm thanh, thơ ca và nhạc dân gian náo nức trong khung cảnh đồng quê bình yên, mộc mạc. Những tấm áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm của hội Lim từ lâu đã đi vào nhiều câu thơ, bài hát, rực rỡ cả một mùa xuân vùng Kinh Bắc.
Ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.
Lễ hội đền Trần
Ngày nay, hằng năm, người dân Nam Định lại tổ chức lễ hội đền Trần để tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của 14 đời vua Trần trong lịch sử Việt Nam, một vương triều được biết đến là cường thịnh, phát triển kinh tế – xã hội, thượng võ với nghệ thuật quân sự vượt bậc và những chiến công lừng lẫy – ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông.
Lễ hội chùa Côn Sơn
Lễ hội chùa Côn Sơn được người dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tổ chức vào tháng Giêng hằng năm, từ ngày 15 đến ngày 22. Đây cũng là lúc chiếc lư hương lớn ở chùa Côn Sơn toả hương thơm ngát trong không khí linh thiêng, bên cạnh những hồi trống dền vang đất trời.
Lễ hội truyền thống Việt Nam này được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của thiền phái Trúc Lâm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và công lao của Đệ tam tổ Huyền Quang Tôn giả, người đã cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi khắp nơi trong nước thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm. Những năm cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, xây dựng tòa Cửu phẩm Liên hoa, biên soạn kinh sách truyền lại cho đời sau.
Sau nghi thức rước nước, đoàn rước ra đến hồ Côn Sơn làm lễ xin nước với các nghi thức như dâng hương, trì chú, đăng đàn cầu nước, an vị thuỷ bình, cầu một năm làm ăn thuận lợi, sản xuất và đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng hay còn được gọi là lễ hội Xuống Đồng là một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày ở phía Bắc, được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng. Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc. Nơi tổ chức thường là những ruộng lúa tốt tươi nhất, to nhất bản làng.
Lễ vật dâng cúng thần linh là một mâm cơm với những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giày, chè lam, bánh bỏng để thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ, người giữ lửa trong mỗi gia đình. Ngoài ra, mâm cúng còn có đôi quả còn làm bằng vải màu, tua rua sặc sỡ.
Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức từ chiều mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, rước kiệu tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Chùa Bái Đính là một quần thể rộng lớn, được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Trẩy hội chùa Bái Đính gồm các trò chơi dân gian, thăm hang động, vãn cảnh chùa, nghe hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô thu hút người dân đổ về chật kín.
Lễ hội Bà Chúa Kho
Với quan niệm “đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ”, cứ vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm, người dân lại về Bắc Ninh tham dự lễ hội Bà Chúa Kho, cầu xin tài lộc và mua may bán đắt, đặc biệt là những thương nhân.
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng đất nước trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp, đem lại cuộc sống ấm no, sung túc. Để tưởng nhớ công lao và tấm lòng bao dung của bà, nhân dân đã lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên núi Kho.
Hội Xoan
Hội Xoan được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội suy tôn bà Xuân Nương, một nữ tướng dũng cảm, tài sắc vẹn toàn thời Hai Bà Trưng. Hội Xoan gắn liền với hình thức hát Xoan, một loại hình nghệ thuật tương truyền có từ thời Hùng Vương.
Đầu xuân, các phường hát tổ chức hát tại đình làng. Mỗi phường Xoan hay còn gọi là họ xoan phải có một ông trùm, bốn năm kép (nam) và từ mười đến mười lăm đào (nữ). Hát xoan có 3 hình thức: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên. Để nghe được làn điệu có tuổi đời hơn 2000 năm văn hiến, nhiều người đã tìm đến đất Phú Thọ để trẩy hội trong tiết đầu xuân trong trẻo.
Lễ hội Cầu an Bản Mường
Cuối tháng Giêng, đầu tháng hai âm lịch, lễ hội Cầu an Bản Mường lại rộn rã khắp các buôn làng vùng Tây Bắc.
Lễ hội cầu an thường được tổ chức tại một bãi rộng, nơi có nguồn nước lớn (mở nước), nhiều khi là nguồn nước thiêng hoặc cạnh rừng (bìa rừng) trong hai hoặc ba ngày. Lễ hội nói về đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả cộng đồng năm ấy nên được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đồng bào trong khu vực cũng như du khách thập phương, những người yêu mến các tập tục đặc sắc.
Lễ hội núi Bà Đen
Từ chiều 30 tết nguyên Ðán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch, đặc biệt là rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch tại núi Bà Đen đông như nước chảy.
Từ chân núi, người dân nối hàng hàng, lớp lớp đi trẩy hội trong không khí vui tươi, nhộn nhịp và cầu nguyện cho một năm bội thu, an lành. Ðến lưng chừng núi khách vào lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen) rồi nghỉ ngơi. Ai khoẻ chân lại tiếp tục đường mòn leo núi viếng Miếu Sơn Thần, ngắm toàn hồ Dầu Tiếng và trải nghiệm cảm giác mây bay bồng bềnh dưới chân.
Lễ hội Dinh Cô
Lễ hội Dinh Cô diễn ra từ ngày mồng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch tại thị trấn Long Hải huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dinh Cô là ngôi miếu thờ một trinh nữ chết nước, nằm trên ngọn đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải. Dinh Cô được dựng lên bằng lòng tin, sự tín ngưỡng vốn có của người dân địa phương.
Từ khi có Dinh Cô để hương khói, ngư dân Long Hải có thêm sức mạnh tinh thần để đương đầu với sóng gió, biển cả, tự tin ra khơi cho tôm cá đầy ghe. Cứ thế, từ rạng sáng ngày 12, từ chính điện, đoàn người chỉnh tề cờ quạt ra bãi, lên thuyền, ra khơi làm lễ “Nghinh Cô”. Đặc biệt, trong lễ “Nghinh Cô”, còn duy trì được hình thức diễn xướng “Hát bả trạo” được người dân địa phương yêu thích.
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội truyền thống Việt Nam tượng trưng cho một lời cầu nguyện quốc thái dân an, cho mưa thuận gió hòa; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè và phát tâm hướng thiện.
Cứ đến ngày 19 tháng 2 âm lịch, người Đà Nẵng lại nhất tâm hướng về núi Ngũ Hành Sơn để tỏ lòng tôn kính Quán Thế Âm từ bi, phổ đ