Tết Nguyên Tiêu – Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

17:05:3703/02/2023

Tết Nguyên Tiêu còn gọi Tết Thượng Nguyên hay Rằm Tháng Giêng. Trong Hán Việt “Nguyên” có ý nghĩa là mở đầu, “Tiêu” có nghĩa là ban đêm; Nguyên Tiêu ý nói là đêm rằm đầu tiên trong năm. Bên cạnh Tết Cổ Truyền, Tết Nguyên Tiêu cũng là một ngày mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

1. Tết Nguyên Tiêu là ngày gì?

Tết Nguyên Tiêu còn gọi Tết Thượng Nguyên hay Rằm Tháng Giêng. Trong Hán Việt “Nguyên” có ý nghĩa là mở đầu, “Tiêu” có nghĩa là ban đêm; Nguyên Tiêu ý nói là đêm rằm đầu tiên trong năm. Bên cạnh Tết Cổ Truyền, Tết Nguyên Tiêu cũng là một ngày mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thông thường trong dịp Tết Nguyên Tiêu, người ta sẽ bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên bằng việc dâng lễ. Người ta làm lễ cúng Tết Nguyên Tiêu để cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông, làm ăn thuận lợi. Tùy thuộc vào từng nơi, có nơi người dân sẽ thả đèn hoa đăng hoặc trình diễn múa lân hay thắp đèn lồng,…

  

Thả đèn hoa đăng 

 

2. Truyền thuyết ngày Tết Nguyên Tiêu:

Có rất nhiều câu chuyện về Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong nhân gian, nhưng phổ biến nhất là sự tích dưới đây:

Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhưng không sao về thăm nhà được. Thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, đã qua nhiều cái Tết trong cung cấm mà không được đoàn tụ với gia đình nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May mắn thay, cô được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, Đông Phương Sóc bèn nghĩ ra một kế. Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ : 16 tháng Giêng bị lửa thiêu rồi nói rằng, vào ngày này, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành.

Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi hỏa thần. Đồng thời, để tránh tai họa đó, mỗi người phải treo trước cửa nhà mình một chiếc đèn lồng đỏ vào ngày 15 để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Tràng An dưới trần gian đang bị lửa thiêu.

 

Bánh trôi nước

 

Để tặng công làm bánh dụ hỏa thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình. Người đời ghi ơn dẹp nạn lửa của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên Nguyên Tiêu. Họ quan niệm ngày Tết Nguyên Tiêu đồng nghĩa với Tết đoàn viên hay Tết tình yêu.

 

3. Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng đối với người Việt:

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", coi trọng cái ban đầu, người Việt tin rằng nếu đi lễ chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn ngày rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.

Do tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề khác nhau nên lễ bái rằm tháng Giêng của từng gia đình cũng khác nhau. Gia đình theo đạo Phật thì họ sẽ lễ chùa bái Phật. Nhiều gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài hoặc âm hồn các đẳng trong ngày rằm đầu năm.

 

Lễ chùa vào ngày Rằm Tháng Giêng

 

Dù cúng bái ra sao thì điều bắt buộc phải có ở mỗi gia đình đó là cúng gia tiên. Việc cúng ngày rằm tháng Giêng là dịp gia chủ bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.

 

Truyền thống cúng gia tiên

 

Mâm cúng gia tiên

 

Văn khấn cúng rằm tháng giêng

Dưới đây là bài văn khấn rằm tháng Giêng theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hoá Thông tin.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái.

 

Sau bài viết này, chắc hẳn  chúng ta cũng đã hiểu rõ hơn về ngày Tết Nguyên Tiêu rồi nhỉ. Qua ngày mai (14/01 Âm lịch), hãy cùng chào đón ngày lễ đặc biệt quan trọng này, đừng quên thấp đèn lồng để không khí ngày Tết Nguyên Tiêu càng thêm ấm áp nhé.

 

===================
Cty Tổ Chức Sự Kiện Asia Vina
137 Trường chinh, Phú Mỹ, BRVT
62A Phạm Ngọc Thạch, F6, Q3, Tp. HCM
Hotline: 0938 709 679
 
 
 
 
#RamThangGieng
#TetNguyenTieu
#14-15/01/2023
#NguongocvaynghiacuangayTetNguyenTieu
#VankhanngayTetNguyenTieu
#AsiaVina
#ChothuethietbisukientaiVungTau
#CongtytochucsukienchuyennghiepVungTau

 

 

 

 

 

Đối tác
DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
CHO THUÊ THIẾT BỊ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Thiết kế in Ấn quảng cáo
MICE - TEAM BUILDING
Mua sắm online